Gỗ Mộc: Giải nghĩa hiệu ứng lá sen
Hiệu ứng lá sen là gì?
Trong khoa học vật liệu, hiệu ứng lá sen chỉ sự không thấm nước của bề mặt một số lá cây, điển hình là lá sen. Nước bị đẩy lùi khỏi bề mặt của lá nhờ các sợi lông nhỏ mịn trên bề mặt. (Theo wikimedia). Rất nhiều vật liệu mới nhân tạo đã được tạo ra mô phỏng hiệu ứng này để tạo ra các vật liệu tự làm sạch, siêu kị nước dựa trên hiệu ứng này của tự nhiên. Chúng được ứng dụng để chế tạo sơn, ngói lợp mái nhà, vải hay các bề mặt khác cần tự làm sạch hay tăng khả năng chống thấm nước.
Với Gỗ Mộc, Hiệu ứng lá sen trên Gỗ Mộc được tạo ra sau khi sử dụng kem lau gỗ.
Kem lau gỗ được phát triển dựa trên công nghệ kỵ nước để bảo vệ gỗ tối đa. Công thức tự làm sạch tích cực và độc đáo của kem lau gỗ nuôi dưỡng gỗ, duy trì cấu trúc thoáng khí và làm cho gỗ không thấm nước, mang lại hiệu ứng lá sen lâu dài. Với hiệu ứng lá sen sau khi dùng kem lau gỗ, gỗ vẫn có thể “thở” và đảm bảo điều chỉnh độ ẩm tối ưu.
Ưu điểm của hiệu ứng lá sen
- Sử dụng kem lau gỗ cung cấp lớp bảo vệ gỗ chống thấm nước và tự làm sạch giúp bề mặt khô thoáng. Công nghệ tiếp xúc lâu đảm bảo kem hấp thụ hoàn hảo vào các lỗ rỗng của gỗ mà không che phủ hay tạo thành lớp bít kín, do đó đảm bảo cấu trúc và cân bằng độ ẩm tự nhiên của gỗ, hạn chế bong tróc như các sản phẩm sơn khác.
- Cấu trúc kem của kem lau gỗ tạo ra thời gian tiếp xúc lâu dài với gỗ, giúp hiệu ứng mao dẫn của gỗ có đủ thời gian hấp thụ các thành phần chống thấm nước tích cực. Điều này tạo ra sự thâm nhập rất sâu vào gỗ và cho phép không khí cũng như hơi nước trao đổi qua vật liệu nhưng không thẩm thấu.
- Hiệu ứng lá sen giúp bề mặt tự làm sạch, tạo lớp bảo vệ bền vững trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Dễ dàng vệ sinh, làm giảm nguy cơ phát triển của vi sinh vật (rêu, tảo, nấm mốc) trên bề mặt.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm